Trang

Hiển thị các bài đăng có nhãn Server. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Server. Hiển thị tất cả bài đăng

Alert load on your VPS/Server - Cảnh báo VPS/Server quá tải

Xin chào,

Hôm nay mình xin chia sẻ 1 scripts rất tiện ích cho các bạn đang sử dụng VPS/Server. Đối với những bạn mới tập tành tìm hiểu về VPS/Server thì việc kiểm tra nó thường xuyên rất là mệt.

Chức năng mã nguồn là sẽ thông báo email cho bạn về thông tin VPS/Server đang bị quá tải.



Thông báo chi tiết:
- Top 20 process sử dụng cao nhất
- Top 10 process sử dụng cao nhất
- Trạng thái Memory và Swap hiện tại
- Các network đang hoạt động
- Chi tiết HDD
Đầu tiên bạn tạo 1 file với tên gọi là loadalert.sh có thể dùng "nano" hoặc "vi" để dán mã nguồn ở dưới.

Xem Thêm

 

Hướng dẫn xây dựng Server chỉ với 1 cú click

1





Đối với những bạn dùng Managed VPS/Server thì nó đã bao gồm một chương trình quản lý đồ sộ nào đó với tất cả những chức năng bạn cần và đôi khi có cả những chức năng bạn không khi nào dùng tới. Nó có thể là Cpanel, Plesk hay DirectAdmin, có WebUI cực kỳ dễ dàng trong việc quản lý hệ thống.

Nhưng cũng chính vì thế, cho nên VPS/Server của bạn vô tình bị hệ thống quản lý đồ sộ này chiếm mất một cơ số tài nguyên vốn hạn chế như ổ đĩa, ram, cpu... Và vì nó cài đặt nhiều chương trình của bên thứ 3 vào VPS/Server của bạn nên cũng làm tăng mức độ rủi ro về bảo mật lên ?. Hơn thế nữa, bạn sẽ phải phụ thuộc vào hệ thống quản lý đó mà không thể tùy biến theo ý thích cá nhân nhiều. Một ví dụ đơn giản như bạn thấy Apache quá cồng kệnh, quá tốn tài nguyên, quá chậm... và bạn muốn chuyển sang NGINX, nhanh, nhẹ, mạnh mẽ, tiết kiệm ? Chưa kể đến những control panel nêu trên đều thu phí, và giá cả thì không hề rẻ chút nào...



Chính vì những nguyên nhân trên, một số bạn sẽ thích dùng Unmanaged VPS/Server hơn, tạm dịch là hàng tự mình quản lý, nó không cài sẵn bất cứ control panel nào, gần như 100% nguồn lực của VPS/Server đang đợi bạn sử dụng, và giá cả cũng rất phải chăng. Nhưng khó khăn khi dùng VPS/Server khi mà bạn không biết gì nhiều về linux là rất lớn, đó cũng chính là lý do khiến nhiều bạn chịu thua. Chính vì vậy, hôm nay mình giới thiệu đến các bạn 1 script đơn giản, không những giúp các bạn cài đặt, cấu hình VPS/Server chỉ cần 1 cái click và vài lần nhập liệu, mà còn hơn thế nữa, nó sẽ giúp các bạn quản lý VPS/Server Unmanaged đơn giản hơn bao giờ hết






Script này sẽ tự động thực hiện những công việc sau:

  1. Cài đặt NGINX phiên bản stable mới nhất
  2. Cài đặt MariaDB phiên bản stable mới nhất
  3. Cài đặt PHP-FPM phiên bản 5.4 bản mới nhất
  4. APC opcode cache cho PHP bản mới nhất
  5. Xóa bỏ Sendmail và cài EXIM thay thế ( dịch vụ gửi, nhận email )
  6. Xóa bỏ rsyslog và cài Syslog-ng thay thế
  7. Xóa bỏ những dịch vụ không cần thiết ra khỏi danh sách khởi động, sau khi khởi động lại, những dịch vụ này sẽ không còn chạy nữa, để lại không gian cho những dịch vụ chính có thể thoải mái bơi lội ( đương nhiên chỉ xóa những dịch vụ không thực sự cần thiết, những dịch vụ không cần cho web server mà vẫn cần cho hệ điều hành hoạt động thì vẫn giữ lại :D )
  8. Không dùng bất cứ phần mềm quản lý nào như cpanel, directadmin, webmin để tiết kiệm tài nguyên và đảm bảo tính bảo mật cho hệ thống
  9. Sử dụng PhpMyAdmin (PMA) làm chương trình quản lý cơ sở dữ liệu, đơn giản, quen thuộc, chạy như một mã nguồn thông thường nên nó rất gọn nhẹ và chỉ chiếm 1 chút tài nguyên khi chúng ta sử dụng, lúc ko sử dụng thì nó không hề tiêu tốn tài nguyên. Nó chạy trên một port bí mật tăng mức độ an toàn lên cao hơn
  10. Tích hợp module Cloudflare sẵn trong nginx, các bạn có thể yên tâm dùng cloudflare. Đối với những bạn không dùng cloudflare thì module này cũng ko hề gây trở ngại gì hết, các bạn không cần lo lắng
  11. Tự động thu thập thông tin của VPS như Ram, Disk, CPU, Load average để từ đó đưa ra cài đặt hợp lý
  12. Có đầy đủ những tính năng cần thiết để quản trị server như thêm, xóa website, backup dữ liệu, tự động backup dữ liệu, cài ioncube loader, thêm xóa database...
  13. Tích hợp script chống ddos nhỏ gọn và mạnh mẽ, có thể cấu hình trong menu chọn của servertut script. Chống ddos này dựa vào iptables có sẵn trong linux mà không hề cài thêm, vẫn luôn đúng với tiêu chí của servertut script : Tận dụng những thứ sẵn có của linux
  14. Bổ sung tính năng đồng bộ tuyệt vời giữa VPS và máy tính cá nhân, quản lý tập tin và thư mục chưa bao giờ dễ dàng như thế, sao lưu chưa bao giờ dễ dàng như thế ! ( Các bạn nên đọc bài này để biết thêm )





Cách cài đặt server sử dụng script này:

Cực kỳ đơn giản, bạn chỉ việc đăng nhập vào VPS /Server thông qua SSH, sau đó chạy duy nhất 1 lệnh sau
Code:
wget http://servertut.com/downloads/scripts/wp-build && chmod +x wp-build && ./wp-build
Newbie: Nếu các bạn chưa biết làm thế nào để đăng nhập vào VPS/Server để chạy lện trên, hãy đọc bài viết này



Script yêu cầu hệ điều hành centos 6 64bit. Ngoài ra thì VPS bạn nên có ít nhất 512mb ram. Do nếu ram thấp quá có thể không đủ chỗ cho nhiều dịch vụ như vậy cùng chơi. Nếu bạn nào có vps ram thấp hơn 512mb mà quan tâm, mình sẽ viết script tối ưu cho loại vps ram ít đó :)






123


Việc chạy script đơn giản đến mức không thể đơn giản hơn. Nó vốn là 3 lệnh, nhưng mình đã dùng ký tự && nối lại. Do đó bạn chỉ việc coppy và paste lệnh đó vào putty.... và ấn [ENTER]



1


Script làm việc một cách khoa học, nó muốn cài đặt các dịch vụ lên server thì trước tiên nó sẽ thu thập các thông số của server. Như ở ví dụ trên mình dùng VPS 16GB Ram của chính mình ra thử. Bạn hãy đối chiếu với thông số của nhà cung cấp đưa ra khi bán vps cho bạn xem có đúng không nhé



2

Tiếp đó, script sẽ hỏi bạn những thông tin cơ bản yêu cầu người dùng nhập liệu như sau :
  • Tên miền chính: Nếu bạn chỉ định chạy 1site thì không cần quan tâm, còn nếu bạn sẽ chạy nhiều website trên VPS/Server thì đây sẽ là website chính, không thể xóa bỏ, chứa bộ nguồn PMA và chứa các file backup của tất cả các website trên server
  • Port PMA các bạn có thể đặt tùy ý, nhưng không được trùng với port đã được các dịch vụ/chương trình khác sử dụng, và phải là 1 port thực. Bạn nên vào đây để tìm hiểu thêm nếu không chắc chắn
  • Port cho btsync dùng để truy cập trang quản trị nền web của chương trình. Cũng tương tự như port dành cho PMA, port cho btsync cũng phải là port thực và duy nhất, không trùng với port của các chương trình có trong hệ thống, kể cả port PMA!
  • Email : Đây sẽ là địa chỉ email chương trình dùng để liên hệ với bạn, rất nhiều thông tin quan trọng sẽ gửi tới đây, Email này cũng chính là tên đăng nhập vào các trang quản lý APC Statics và BTSync WebUI. Bạn hãy cân nhắc nên dùng email nào, và nhớ nhập chính xác
  • Mã bảo mật cá nhân : Các bạn tự đặt, không được chứa bất kỳ ký tự đặc biệt nào, kể cả dấu cách. Mã này dùng để tăng tính an toàn cho file backup, và cũng chính là mật khẩu để truy cập vào các trang quản lý APC Statics và BTSync WebUI
Sau khi nhập xong, các bạn cứ để Script tự thực hiện công việc của mình. Hãy tự thưởng cho mình 1 ly cà phê, thời gian cài đặt nhanh hay chậm phụ thuộc vào tốc độ mạng của VPS/Server. Nếu các bạn thấy trên màn hình báo faile hay nhảy lên chữ màu xanh màu đỏ, đừng hoảng, đó là điều bình thường !



3


Tới bước cấu hình cơ bản cho MariaDB là đã sắp xong rồi đấy, các bạn ấn phím enter nếu được yêu cầu. Khi yêu cầu nhập mật khẩu cho root MariaDB thì các bạn cứ nhập rồi enter tiếp khi script muốn được cấp quyền để thực hiện bảo mật MariaDB











4


Như vậy là mọi việc đã hoàn thành, sau khi hoàn thành công việc của mình, script sẽ tự khởi động lại VPS. Các bạn hãy check mail để nhận những thông tin cơ bản nhất


Lưu Ý : Mọi email mà Servertut Script gửi cho bạn mặc định sẽ bị tống vào mục Spam. Đây là điều bình thường và hiển nhiên, do đây là email gửi bằng người dùng root của hệ thống linux, nó cực kỳ nguyên thủy. Như của mình thì địa chỉ gửi email là root@sv9 . Các bạn đừng lo lắng, nếu ứng dụng của các bạn cần gửi mail thì nó sẽ được thiết lập khác, có địa chỉ gửi rõ ràng, có thông tin phụ rõ ràng để các bộ lọc spam mail có thể phân biệt




5


Nội dung email



6


Như vậy là xong rồi, Nếu các bạn chưa tin thì hãy ước lượng thời gian VPS/Server khởi động lại xong rồi click vào các link trong email xem. Như VPS mình dùng ổ đĩa SSD, khởi động chưa tới 6 giây, nhận đc email là có thể bắt đầu click các link xem thế nào rồi


Link website : Do chúng ta chưa upload code lên nên nginx nó báo 403



7

Link PMA



8

Đăng nhập thử vào bằng tên đăng nhập là root, và password là mật khẩu các bạn đặt lúc nãy



9

Link xem thông tin về APC Opcode Cache


10


Đăng nhập vào xem thông tin đầu đủ hơn và có thể xóa cache bằng cách click vào nút login bên góc phải phía trên. Tên đăng nhập là email bạn nhập lúc nãy, mật khẩu chính là mã bảo mật cá nhân



11

Tiếp theo là trang quản lý btsync, đăng nhập với thông tin như trên APC



12

Nếu các bạn nhập chính xác, giao diện web của chương trình sẽ như sau :



13

btsync là một chương trình cực mạnh và nhẹ, mình đánh giá rất cao, và có một bài viết riêng về cách dùng chương trình này phục vụ công việc quản trị VPS/Server của các bạn. Các bạn có thể đọc tại đây


Dạo xong các WebUI rồi, thì các bạn đừng quên đăng nhập lại vào giao diện dòng lệnh của VPS/Server. Script cung cấp rất nhiều công cụ quản trị hữu ích. Các bạn chỉ cần gõ lệnh



Code:
servertut-menu
Và một loạt chức năng sẽ hiện ra cho phép các bạn chọn, cực kỳ đơn giản và dễ sử dụng


14

Lưu ý rằng "nhập vào lựa chọn của bạn" là yêu cầu các bạn nhập số tương ứng với nội dung bạn muốn chọn. Ví dụ mình muốn thêm website, mình nhập vào 1 và enter


Hướng dẫn quản trị VPS/Server dùng Servertut Script


Các hướng dẫn dùng chung cho các VPS/Server

  1. Hướng dẫn sử dụng dòng lệnh trong VPS/Server
  2. Sử dụng các chương trình hỗ trợ SFTP để có giao diện đồ họa, quản lý file và thư mục dễ dàng hơn
  3. Ứng dụng BTSync để quản lý file và thư mục trong VPS/Server
  4. Hướng dẫn quản lý cơ sở dữ liệu mysql với PhpMyAdmin



Các hướng dẫn dùng riêng cho VPS/Server với lệnh servertut-menu

  1. Thêm/Xóa website
  2. Sao lưu data/code
  3. Bật/Tắt tự động sao lưu (data)
  4. Tạo/Xóa database
  5. Bật/Tắt Downtime Static/APC Opcode Cache/PMA/BTSync
  6. Cài đặt/Gỡ bỏ Ioncube Loader
  7. Chống (D)Dos, Flood
  8. Nâng cấp phiên bản script và phiên bản các phần mềm, chương trình
  9. Chú Ý : Script không phải là một dịch vụ, không phải là một chương trình cụ thể, mà nó tận dụng những cái có sẵn của Linux, cho nên nó không hề chiếm bất cứ Ram hay CPU. Có chăng nó chỉ chiếm chút Disk ( Khoảng 600kb ). Do đó khi dùng Script của Servertut thì mọi nguồn lực bạn có đều dùng để tập trung cho việc vận hành các dịch vụ chính như webserver, mariadb, php...





    Một số thay đổi :
    • 0.0 => Phiên bản đầu tiên
    • 0.1 => Tối ưu hơn trong sưu tập và phân tích nguồn lực vps
    • 0.2 => Bổ sung syslog-ng vào danh sách dịch vụ, do syslog-ng gọn nhẹ hơn so với rsyslog và hoàn toàn có thể thay thế cho rsyslog. Như vậy Script sẽ cài đặt tất cả 5 dịch vụ : MariaDB, Ngix, php-fpm, Exim, Syslog-ng
    • 0.3 => Thêm tính năng tự động sao lưu vào script, thêm tính năng gửi thông tin qua email thay vì hiển thị trên màn hình, giúp các bạn dễ lưu giữ hơn
    • 0.4 => Thêm menu chọn với đầy đủ tính năng, bỏ script tự động sao lưu cũ, viết mới script có thể chọn nhiều database được tự động, có thể đặt giờ, ngày cho việc sao lưu tự động một cách đơn giản. Thêm tính năng kiểm tra và cập nhật phiên bản Servertut Script
    • 0.4.1 => Thêm tính năng cài đặt hoặc gỡ bỏ Ioncube Loader, tối ưu lại toàn bộ các addons, ví dụ như khi tạo data thì sẽ có thêm tùy chọn tạo user dùng riêng với data đó
    • 0.4.1.1 => Thêm tính năng bảo mật phpmyadmin, chỉ bật lên khi cần dùng, khi không dùng thì tắt đi ( Thank ý tưởng của http://thachpham.com )
    • 0.4.1.1 => Thêm tùy chọn tắt hoặc bật APC Opcode Cache, tránh một số bạn dùng server để code mà lại bị cache làm phiền. Đối với những bạn dùng server để chạy website thì mình khuyên bật APC ( Thank ý tưởng củahttp://thachpham.com )
    • 0.4.1.1 => Thêm chức năng xem thống kê của APC Opcode Cache trên nền web, địa chỉ xem thống kê này vui lòng đọc email chào mừng lúc server mới xây dựng xong
    • 0.4.1.1 => Thêm tính năng thống kê số lần server mất kết nối
    • 0.4.1.2 => Thêm tính năng chống DDOS. Có tùy chọn bật và tắt firewall. Khi tắt firewall thì có tùy chọn kiểm tra xem mình có đang bị ddos hay không, và nếu có thì liệt kê danh sách những ip đang có lượng connect nhiều hơn giới hạn thiết lập trong firewall. Có tùy chọn để block những ip này bằng tay. Còn khi bật firewall thì nó hoàn toàn tự động.
    • 0.4.1.3 => Update phpmyadmin lên phiên bản 3.5.8.1 mới nhất
    • 0.4.2 => Do lúc bất cẩn mình làm mất sạch dữ liệu của script, do đó mình đã phải ngồi viết lại, cho nên cấu trúc bản này khác hẳn những bản trước, mọi chức năng hầu như không thay đổi, nhưng những bản trước ko thể nâng cấp lên bản này và không thể tiếp tục nâng cấp lên các bản sau. Tức là nâng cấp chỉ áp dụng cho 0.4.2 trở lên
    • 0.4.2.1 => Thêm chức năng thêm tên miền ( hoặc tên miền con ) chạy song song với ( hoặc chuyển hướng truy cập tới ) một website có sẵn trong hệ thống, cám ơn 2 bạn @ntycle và @Tràng Lông Rân đã cho mình ý tưởng này



    Để sử dụng hết được tính năng của Script, chỉ cần đánh lệnh
    Code:
    servertut-menu
    Nó sẽ có danh sách toàn bộ chức năng của Script, có chỉ dẫn bằng tiếng việt không dấu cho các bạn, cực kỳ dễ dàng tao tác :)
Theo : http://servertut.com

Xem Thêm

 

Copyright © Dương-UG Blog's - Nguyễn Bình Dương