Trang

Các lỗi HTTP khi truy cập web và cách sửa

Giao thức HTTP viết tắt của cụm từ Hyper Text Transfer Protocol (giao thức truyền siêu văn bản) và nó đã trở thành giao thức mặc định khi bạn sử dụng các trình duyệt để lướt web. Đôi khi bạn gặp các lỗi thông báo khi dùng giao thức HTTP, thường được gọi là HTTP error codes (tạm dịch: mã lỗi HTTP). Mời các bạn theo dõi bài viết để có các nhìn về các mã lỗi này và cách giải quyết.

HTTP Error 500 – Internal Server Error

[Hình: http500error.jpg]

Lỗi này thường do máy chủ nhận thấy có lỗi xảy ra nhưng không thể xác định chính xác lỗi gì và bạn không thể truy cập trang web bị lỗi hoặc tải các tệp tin mà bạn muốn.

Để giải quyết vấn đề này, đầu tiên bạn cần refresh (tạm dịch: "làm tươi") trang web bằng phím F5 hoặc biểu tượng refresh của các trình duyệt. Ở một vài trường hợp thì lỗi này chỉ là lỗi tạm thời và việc refresh trang web có thể giải quyết được. Nếu không được, bạn có thể ghé thăm trang web này sau hoặc báo lại với người quản trị web nếu thấy cần thiết.

HTTP Error 403

Thỉnh thoảng bạn có thể thấy thông điệp HTTP Error 403 – Forbidden, điều này có nghĩa là thông tin hoặc luồng dữ liệu được gửi bởi trình duyệt của máy trạm nhưng máy chủ web từ chối cho truy cập vì một vài lý do.

[Hình: httperror403forbidden.jpg]

Bạn cần kiểm tra lại đường dẫn của website xem đã chính xác chưa, đôi khi thông tin đó được bảo mật bởi người sở hữu website. Bạn có thể gặp thông báo như 401- Not Authorised cũng như thông báo HTTP Error 403 – Forbidden. Cũng có thể lỗi do traqng web bị đóng cửa nên khi bạn truy cập sẽ bị trả về lỗi này.

HTTP Error 503

Có nhiều loại thông báo của lỗi này như “503 Service Temporarily Unavailable” hoặc “503 Service Unavailable”... lỗi này do máy chủ web tạm thời không hoạt động hoặc máy chủ đang bận hoặc đang được bảo trì.

[Hình: httperror503.jpg]

Vấn đề liên quan tới máy chủ nên giải pháp sẽ không có tác dụng từ phía máy trạm, thử refresh lại trang web hoặc báo lại với người quản trị web. Nếu gặp lỗi “Service Unavailable – DNS Failure” có thể modem/Router của bạn có vấn đề, hãy thử khởi động lại chúng.

HTTP Error 400

[Hình: httperror400.jpg]

Khi gặp lỗi “400: Bad Request” hoặc “HTTP Error 400 – Bad Request”, là do yêu cầu gửi từ máy trạm qua trình duyệt web để nạp một trang web nhưng máy chủ web không thể xử lý yêu cầu này.

Giải pháp cho lỗi này gần như không có nhiều ngoài việc kiểm tra lại địa chỉ web hoặc báo lại cho người quản trị để sửa lỗi.

HTTP Error 404

Lỗi chung thường gặp là “HTTP 404 Not Found” , do yêu cầu của máy trạm gửi đến máy chủ khổng thể xử lý giống như lỗi trả về cho người người khi bạn gửi tới một địa chỉ mail bị lỗi từ máy chủ mail.

[Hình: httperror404.jpg]

Có thể máy chủ web không chứa trang web này hoặc các giá trị của DNS (dịch vụ phân giải tên miền) bị lỗi hoặc địa chỉ của trang web này đã bị hỏng. Việc kiểm tra và sửa trang web này cần có sự can thiệp của người quản trị. Ngoài ra, có thể trang web đã được chuyển tới địa chỉ khác nên khi bạn truy cập sẽ gặp lỗi.

HTTP Error 504

[Hình: httperror504.jpg]

Bạn có thể gặp lỗi “HTTP Error 504 – Gateway Timeout” hoặc một vài thông báo tương tự. Lỗi này do máy chủ gặp lỗi khi nhận gói tin phản hồi từ máy chủ xử lý luồng dữ liệu trọng một thời gian nhất định (timeout). Dấu hiệu này cho thấy máy chủ xử lý luồng dữ liệu đang không hoạt động hoặc có thể bị hỏng.

Để giải quyết vấn đề này thì tại máy trạm chỉ có thể refresh hoặc ghé thăm trang web vào dịp khác.

HTTP Error 401

Nếu bạn gặp lỗi "401 Authorization Required" có nghĩa là bạn phải có tài khoản để có thể truy cập vào một trang web nào đó. Nếu bạn không thể truy cập sau khi đã nhập tài khoản thì có nghĩa là bạn gõ sai mật khẩu hoặc tên đăng nhập.

[Hình: httperror401.jpg]

Bạn cần kiểm tra lại địa chỉ xem có sai hay không hoặc nếu trang web không hề yêu cầu đăng nhập để xem thì đây là lỗi từ máy chủ web, bạn nên liên hệ với người quản trị để sửa lỗi này.

HTTP 302

Với lỗi “HTTP Error 302 – Moved temporarily” có nghĩa địa chỉ web đã được di chuyển tạm tới một vị trí khác cũng đồng nghĩa là địa chỉ đã được thay đổi.

[Hình: httperror302.jpg]

Khi địa chỉ web (URL) được chuyển tới vị trí khác thì thông thường webmaster sẽ chuyển hướng nó về địa chỉ mới. Nếu sự chuyển hướng gặp lỗi thì bạn chỉ cần liên hệ webmaster để sửa.

HTTP Error 200

Lỗi này do yêu cầu đã được nhận bởi máy chủ nhưng nó không thể phân phối yêu cầu tới một vài lỗi php trong trang web. Đầu tiên là bạn cần refresh trang web, nếu bộ nhớ của trình duyệt đầy thì bạn có thể gặp lỗi này nên bạn cần dọn sạch bộ nhớ của trình duyệt và kết nối internet lại vì có thể xảy ra lỗi này khi bạn đang sử dụng một kết nối internet chập chờn. Banl có thể rút dây cắm từ modem ra và cắm lại.

[Hình: httperrorcode200.jpg]

Với các thông báo lỗi thường gặp khi bạn sử dụng giao thức HTTP để lướt web phục vụ công việc, học tập ở trên thì các giải pháp đưa ra có thể hữu ích với bạn hoặc những người đang làm quản trị web (webmaster).

Nguồn : CEH

Chú Ý:

Coppy phải ghi rõ nguồn Dương-UG Blog's
 

1 nhận xét:

Copyright © Dương-UG Blog's - Nguyễn Bình Dương